
Giáo dục trực tuyến
Giáo dục trực tuyến Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là một phương pháp học tập ảo thông qua một thiết bị kết nối mạng cho một máy chủ khác, nơi lưu trữ các bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết phục vụ cho các thắc mắc. / request / đề xuất cho sinh viên học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền hình ảnh và âm thanh qua băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng cục bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hoặc tổ chức có thể thành lập một trường học trực tuyến (e-school) vẫn tiếp nhận học viên, đóng học phí và làm bài kiểm tra như các trường học. khác. Thuận lợi Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc, mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, phản hồi thông tin nhanh chóng. Học viên có thể truy cập các khóa học ở bất cứ đâu như văn phòng, tại nhà, tại các điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ mất chi phí đăng ký một khóa học và có thể đăng ký bao nhiêu khóa học tùy thích. Tiết kiệm thời gian: giúp giảm 20-40% thời gian đào tạo so với phương pháp giảng dạy truyền thống nhờ hạn chế mất tập trung và thời gian đi lại. Linh hoạt và mềm dẻo: Học viên có thể lựa chọn các khóa học có giáo viên hướng dẫn hoặc Khóa học tự điều chỉnh nhịp độ tương tác (Interactive Self-speed Course), tự điều chỉnh nhịp độ theo khả năng và năng lực của mình. Nâng cao kiến thức thông qua các thư viện trực tuyến Tối ưu: Nội dung nhất quán. Các học viện có thể đồng thời cung cấp nhiều ngành học, khóa học và cấp học khác nhau để sinh viên dễ dàng lựa chọn. Được hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo ra và cho phép học sinh tham gia, dễ dàng theo dõi tiến trình học tập và kết quả học tập của họ. Với khả năng tạo ra các bản đánh giá, các nhà quản lý dễ dàng biết được những nhân viên nào đã tham gia khóa học, khi nào họ hoàn thành khóa học, họ đã thể hiện ra sao và mức độ phát triển của họ ra sao. Khuyết điểm Các vấn đề về cảm xúc và không gian tạo ấn tượng cho người học Tương tác trực tiếp với người dùng bị hạn chế Hạn chế một số người dùng không sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, ... Wikipedia

Cấu trúc một Hệ thống E-learning điển hình
Cấu trúc một Hệ thống E-learning điển hình Mô hình chức năng Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên nôi trường E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. ADL (Advanced Distributed Learning) – một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các tiêu chuẩn cho SCORM (Mô hình chuẩn đơn vị nội dung chia sẻ) mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-learning bao gồm: Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập. LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác. Hình 4 mô tả một mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cung như với các hệ thống khác. Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả năng tốt để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý do sau: Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML. Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-learning Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML. Mô hình hệ thống Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính: – Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,… – Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools (Aurthorware, Toolbook,…) – Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung các khoá học, các chương trình đào tạo, các courseware. Nguồn: http://www.viettotal.com/

Công cụ soạn bài điện tử
Công cụ soạn bài điện tử Là các công cụ giúp cho việc tạo nội dung học tập một cách dễ dàng. Các trang web với tất cả các loại tương tác multimedia (thậm chí cả các bài kiểm tra) được tạo ra dễ dàng như việc tạo một bài trình bày bằng PowerPoint. Với loại ứng dụng này bạn có thể nhập các đối tượng học tập đã tồn tại trước như text, ảnh, âm thanh, các hoạt hình, và video chỉ bằng việc kéo thả. Điều đáng chú ý là nội dung sau khi soạn xong có thể xuất ra các định dạng như HTML, CD-ROM, hoặc các gói tuân theo chuẩn SCORM/AICC của e-learning. Phân loại Có một sự khác biệt giữa công cụ tạo bài điện tử và công cụ lập trình. Để nắm vững, sử dụng tốt được công cụ soạn bài yêu cầu ít kiến thức chuyên môn hơn trong khi đối với các công cụ lập trình bạn cần có các kiến thức tốt về các ngôn ngữ mình định sử dụng. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng trong các công cụ soạn bài cũng được chia ra thành các cấp độ khác nhau. Có loại bạn chỉ cần thực hiện các thao tác kéo thả trên màn hình giống như PowerPoint (Lectora là một ví dụ). Có loại bạn đòi hỏi phải có một chút kiến thức về lập trình (lập trình script) hoặc làm việc với các sơ đồ (ví dụ như Authorware). Các tính năng * Tạo cây nội dung * Tạo các tương tác * Nhập các đối tượng đã tồn tại * Liên kết các đối tượng học tập với nhau * Cung cấp các mẫu tạo cua học nhanh chóng, thuận tiện * Sử dụng lại các đối tượng học tập * Tạo các bài kiểm tra * Xuất ra các định dạng khác nhau * Cung cấp khả năng phát triển các tính năng cao cấp thông qua lập trình Khả năng ứng dụng trong e-Learning Công cụ loại này không có hạn chế nào cả. Tất cả các mô hình học tập có thể sử dụng được, tất cả các loại tương tác có thể xây dựng được. Ngoài ra, các đối tượng học tập khác như các hoạt hình (được tạo bằng các công cụ khác) có thể được tích hợp. (Theo Mạng Giáo dục EduNet)

TRƯỜNG HỌC TRỰC TUYẾN VIỆT
TRƯỜNG HỌC TRỰC TUYẾN VIỆT Viet Online School (ViOS) được thành lập và phát triển bởi DETT, với ý tưởng hình thành một trường học mở và đào tạo miễn phí cho người Việt Nam (miễn học phí). Mục tiêu cơ bản của Nhà trường là tập hợp, kết nối và chia sẻ kiến thức, kỹ năng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam chất lượng với chi phí thấp nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất và mọi người có nhu cầu dễ dàng tiếp cận. Sứ mệnh và tầm nhìn của trường là hình thành hệ thống “cầu nối cao tốc” giữa người dạy và người học cho tất cả các ngành nghề đang được đào tạo tại Việt Nam. Trường được thành lập bởi DETT, Itechco và một số tổ chức, cá nhân khác hoạt động trong lĩnh vực GD & ĐT. Trong tương lai, trường sẽ phát triển thành viện đào tạo hoặc trường đại học trực tuyến Việt Nam (ViOAcademy hoặc ViOUniversity).

Phân biệt e-Learning với một số khái niệm khác
Phân biệt e-Learning với một số khái niệm khác Có một số khái niệm gần với khái niệm e-Learning như online learning, web-based training, computer-based training, synchronous learning, asynchronous learning... Sau đây chúng tôi giải thích các khái niệm đó giúp bạn phân biệt với e-Learning. Online Learning - Học tập trực tuyến Chỉ là một phần của e-Learning, mô tả việc học tập qua Internet/intranet/LAN/WAN, loại trừ việc sử dụng CD-ROM. Computer-based training - Đào tạo dựa trên máy tính Mô tả việc học tập mà các bài học được phân phối đến tay học viên thông qua CD-ROM Web-based training - Đào tạo dựa trên web Việc học tập được tiến hành dựa trên môi trường web. E-Training Mô tả việc đào tạo thông qua e-Learning Synchronous Learning - Học đồng bộ Mô tả việc học tập online, thời gian thực trong đó mọi người đăng nhập vào cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau. Ví dụ như: Video/audio conferencing Chat room Nghe đài phát sóng trực tiếp Xem tivi phát sóng trực tiếp Học tập chính thống Đa số thời gian học tập tuân theo một chương trình được xác định trước. Mô hình đào tạo có giáo viên hướng dẫn (instructor led) là dựa trên formal learning. Học tập không chính thống Việc học tập không dựa theo một chương trình được xác định trước. Một ví dụ là việc trao đổi thông tin giữa các học viên khi cùng làm chung một vấn đề. Một ví dụ khác là khi học viên được giao một nhiệm vụ thực hiện một mình. Khi đó, anh ta có thể tìm kiếm, thu thập các tài nguyên trên mạng hoạc anh ta cũng có thể hỏi trực tiếp chuyên gia. Tạ Lê Hoàng
Khoá học nổi bật
Khoá học mới
Tin tức
07/04/2023
07/04/2023